“Mỗi bước đi cần phải dài hơi hơn nữa…những nỗ lực đang được thực hiện để kéo dài những bước đi này”- Jaitley nói trong khi đề cập đến các biện pháp của chính phủ UPA năm ngoái nhằm ổn định tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai (CAD) vốn đã chạm mức cao kỷ lục 4,7 GDP, tương đương 88.2 tỷ USD trong năm 2012-13.

Cả chính phủ và Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đều áp dụng hàng loạt các biện pháp kiềm chế nhập khẩu vàng và các mặt hàng thứ yếu khác nhằm củng cố dòng chảy ngoại hối.

Có thể thấy, cuộc khủng hoảng thâm hụt tài khoản vãng lai đã bắt đầu bùng nổ kể từ tháng 5/2013 khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố ý định thu hẹp chương trình mua tài sản hàng tháng hoặc thu hồi lại chính sách nới lỏng định lượng của mình.

Thời điểm đó, Jaitley cho biết Bộ Tài chính đã bắt đầu tiến hành một số biện pháp, bao gồm các chính sách “khắc nghiệt” về nhập khẩu vàng nhằm bảo vệ con số CAD.

Cụ thể, thuế nhập khẩu vàng đã tăng 3 lần và chốt ở mức 10% với mục đích hạn chế số lượng quý kim chảy vào quốc gia này. Bên cạnh nhiều bước đi khác, RBI cũng thắt chắt kim ngạch nhập khẩu thông qua xuất khẩu với hệ số 80:20.

“Các biện pháp của chính phủ và RBI đã giúp thâm hụt tài khoản vãng lai của Ấn Độ dừng ở mức 32.4 tỷ USD trong năm 2013-14 cũng như xây dựng lên một kho dự trữ ngoại hối với 316.4 tỷ USD vào ngày 04 /7/2014″- Jaitley tiết lộ.

Ông cũng cho biết những quy định hạn chế về nhập khẩu vàng “dường như đã phát huy tác dụng” và nói thêm rằng chính phủ đang nỗ lực để duy trì CAD tại mức “có thể chấp nhận được”.

Theo Jaitley, cho tới khi vai trò chính sách tiền tệ vẫn được bận tâm, RBI không nhắm mục tiêu về một tỷ lệ hoặc mức độ tỷ giá hối đoái đặc biệt.

“Các biện pháp can thiệp của RBI chỉ để làm dịu đi tình trạng biến động của tỷ giá hối đoái cũng như ngăn chặn sự gián đoạn của một nền kinh tế  vĩ mô ổn”- ông nói.

Theo ông, chính phủ và RBI không “ước tính hoặc nhắm mục tiêu” về một con số CAD cụ thể, tuy nhiên, họ đang tìm cách theo dõi sự phát triển của cán cân thanh toán một cách chặt chẽ, bên cạnh đó là việc so sánh các chính sách và động thái cần có để có thể duy trì CAD ở mức ổn định.