Tháng 4 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu vàng trang sức tại đây đã tăng 27.3% với giá trị vào khoảng Rs 3,648.29 cr – GJEPC cho hay. Tính theo giá trị đồng USD, tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này tăng 14.69%, đạt 604.42 triệu USD.

Tháng trước, xuất khẩu vàng đã cắt mài và đánh bóng tăng gần 20%, đạt RS 9864.34 cr, tương đương 1634.25 triệu USD. Trong khi đó, tổng xuất khẩu vàng huy chương, tiền xu, các loại đá quý màu, trang sức bạc, ngọc trai nhân tạo và kim cương thô lại giảm 6.8%, xuống còn 14, 989.4 cr, tương đương giảm 16.03%, còn 2,483.33 triệu USD nếu tính theo đồng USD.

Theo GJEPC, Ấn Độ đã nhập khẩu gần 50 tấn vàng trong tháng 3, góp phần kéo sản lượng xuất khẩu trang sức tăng cao. Ngành công nghiệp này hi vọng thuế nhập khẩu vàng cũng như các biện pháp kiềm chế khác sẽ sớm được nới lỏng, điển hình là chính sách 80:20 với quy định tất cả các hãng nhập khẩu vàng phải xuất khẩu 1/5 giá trị vàng nhập khẩu của mình.

Chẳng còn nghi ngờ gì khi nói rằng việc cắt giảm nhập khẩu vàng và tăng thuế vàng/bạc đã giúp thâm hụt tài khoản vãng lai của quốc gia này được thu hẹp. Tuy nhiên, ngành công nghiệp trang sức và đá quý lại đang rất đau đầu vì nguồn vàng thiếu hụt, họ không đủ nguyên liệu để chế biến và xuất khẩu. Bên cạnh đó, nạn buôn lậu vàng cũng đang tăng lên, do đó, chính phủ cần phải điều chỉnh thuế nhập khẩu cũng như các hạn chế khác.

Ketan Kothari, Giám đốc Bullionindia.in cho biết theo quan điểm của CAD, chính phủ mới có thể xem xét rà soát thuế nhập khẩu vàng và nới lỏng quy tắc 80:20. Trong trường hợp này, giá vàng Ấn Độ sẽ giảm khi khoảng cách giá cả sẽ được liên kết với toàn cầu. Đây sẽ là yếu tố thuận lợi cho ngành công nghiệp Vàng, trang sức và đá quý Ấn Độ.